Thành Công Secondary School
Chào mừng đến với Ngôi trường online của học sinh THCS Thành Công!
Thành Công Secondary School
Chào mừng đến với Ngôi trường online của học sinh THCS Thành Công!
Thành Công Secondary School
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thành Công Secondary School

Mái nhà của Thành Công Secondary's Students
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bất cập ở sách giáo khoa Ngữ văn 8

Go down 
Tác giảThông điệp
[KD].L.Sâuza
Tuổi teen
Tuổi teen
[KD].L.Sâuza


Nam
Tổng số bài gửi : 146
TC$ : 0
Age : 28
Đến từ : Soulja's famili
Bản thân : ???????
Thanks : 0

Bất cập ở sách giáo khoa Ngữ văn 8 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bất cập ở sách giáo khoa Ngữ văn 8   Bất cập ở sách giáo khoa Ngữ văn 8 EmptyTue Dec 23, 2008 5:03 pm

07-06-2004 15:23:43 GMT +7
Năm học 2004-2005, sách giáo khoa Ngữ văn 8 đã được phát hành, tiếp nối Ngữ văn 6 và 7. Đáng tiếc, đây là "sự tiếp nối và phát triển hợp lô-gích" (theo tổng chủ biên trong Lời nói đầu Ngữ văn 8) của những chuỗi sai lầm thể hiện trong những bộ sách trước.

Dưới đây, chỉ xin nêu một số vấn đề về phân môn Làm văn

1. Trong phân môn Làm văn, các tác giả đã giới thiệu 6 phương pháp thuyết minh. Trong đó, phương pháp đầu tiên có tiêu đề là: "Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích'' (trang 126, tập 1).

Đây là một sai lầm hết sức nghiêm trọng. Thực ra, định nghĩa và giải thích là hai phương pháp thuyết minh khác hẳn nhau và được coi là những phương pháp quan trọng bậc nhất.

Thuyết minh định nghĩa thường theo công thức x LÀ gì, nhưng đòi hỏi lời định nghĩa và cái được định nghĩa phải có ngoại diên trùng hợp. Nếu ta đảo vị trí từ ngữ trước và sau phán đoán từ LÀ thì ý nghĩa vẫn không đổi. Ví dụ: Phỏng sinh học LÀ khoa học bắt chước sinh vật để thiết kế kỹ thuật. Đảo lại: Khoa học bắt chước sinh vật để thiết kế kỹ thuật LÀ phỏng sinh học thì ý nghĩa vẫn không đổi và vẫn đúng.

Trong khi đó, thuyết minh giải thích có khi cũng dùng công thức này, nhưng lại không thể đảo ngược. Ví dụ: Chèo LÀ nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Đảo lại: Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam LÀ chèo thì sai. Vì ngoài chèo, nghệ thuật truyền thống của Việt Nam còn có: Tuồng, cải lương, quan họ Bắc Ninh, dân ca Nam Bộ, múa rối nước v.v...

Chính vì hai phương pháp thuyết minh định nghĩa và giải thích là khác hẳn nhau và rất quan trọng, nên cần phải phân biệt rõ. Nếu không, khi thuyết minh khoa học sẽ dẫn tới sai lầm nghiêm trọng. Ta có thể dẫn chứng kiểu sai lầm này chính ngay trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 6: Phần Ghi nhớ tại trang 17 - tập 1 có đoạn: "Giao tiếp LÀ hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ". Rõ ràng ngoại diên của "giao tiếp'' rộng hơn ngoại diên của ''hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ". Do vậy, phán đoán này chỉ đúng trong trường hợp sửa lại giải thích của các giáo sư - tiến sĩ làm sách: ''Hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ LÀ giao tiếp". Đây là thuyết minh giải thích, không phải là thuyết minh định nghĩa, nên không được tùy tiện đảo đổi.

2. Vấn đề bất cập khác về phân môn Làm văn là: Thể loại văn thuyết minh, nếu không trình bày lý thuyết xây dựng bài và khuôn mẫu cụ thể cho từng loại bài thì cầm chắc việc dạy và học là thất bại.

Từ nhận thức trên, xem xét Ngữ văn 8 ta thấy có những đề bài kiểu như:

"Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Phạm Văn Quyến...)'' (trang 137, tập 1) trong khi không hề có phần trình bày lý thuyết về loại bài thuyết minh nhân vật.

Về loại bài thuyết minh nhân vật, ta biết tuy là muôn hình muôn vẻ, nhưng thường phải có những thông tin như sau: (1) Họ tên; (2) Năm sinh, năm mất; (3) Quê quán; (4) Quá trình công tác, học tập, chiến đấu v.v... (5) Thành tích hoặc sở trường.

Dựa vào mục đích viết, ta chia ra: Cách giới thiệu thông thường và cách giới thiệu đặc biệt. Dựa vào nội dung, độ dài, ta chia ra: Giới thiệu sơ lược và giới thiệu tường tận. Sau đây xin dẫn ra ví dụ về cách giới thiệu sơ lược: Văn bản có thể chỉ gồm vài câu: Mô-pát-xăng (1850-1893). Nhà văn Pháp nổi tiếng.

Từ những điều trình bày sơ lược trên, ta thấy nếu biên soạn SGK mà không bảo đảm những yếu tố cần và đủ thì không thể dạy và học được. Chính ngay các giáo sư tiến sĩ khi soạn SGK Ngữ văn 6 - tập 1 cũng đã có sự nhầm lẫn tác hại về thể loại. Tại trang 78 đã dẫn ra hai bài văn thuyết minh để làm khuôn mẫu cho thể loại văn tự sự. Trong khi đó, để làm bài văn thuyết minh tại trang 15, tập 2 Ngữ văn 8 lại ra như sau:

''Cho chủ đề: ''Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam''. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh''.

Xét từ đề ra này, ta thấy các giáo sư tiến sĩ đã không tách bạch được các thể loại tự sự, nghị luận và thuyết minh. Nói tới "chủ đề'' thì học sinh có thể làm thành bài văn tự sự, vì chủ đề là trung tâm tư tưởng được biểu hiện trong tác phẩm văn học, nghệ thuật. Nhưng học sinh cũng có thể làm thành bài văn nghị luận, nếu căn cứ vào luận điểm: ''Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam''.

Tương tự như trên, ta thấy loại đề bài ra yêu cầu thuyết minh về động vật và thực vật, như ở trang 138 (tập 1) và 36 (tập 2) là không ổn. Vì những đặc trưng và yêu cầu làm các loại bài này chưa có phần trình bày lý thuyết để hướng dẫn.

3. Một vấn đề khác cần nêu ra trong việc soạn giảng thể loại văn thuyết minh là phải có đủ những tư liệu và thông tin cần thiết thì bài văn viết ra mới có giá trị (bảo đảm tính tri thức trong nội dung và tính khoa học trong trí thức). Thế nhưng, tại trang 153, tập 1 có loại bài thuyết minh một thể loại văn học, với đề bài: "Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú", cùng những gợi ý quan sát hai bài thơ: ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác'' và ''Đập đá ở Côn Lôn". Ta biết rằng, hai bài thơ này được làm theo luật thi, thuộc cận thể. Trong khi đó, thất ngôn bát cú lại cũng có loại cổ thể (cổ phong), không đòi hỏi chặt chẽ về âm điệu, cũng không bắt buộc phải đối, đặc biệt là hai liên giữa (câu 3, 4 và câu 5, 6), bao gồm đối thanh, đối từ và đối ý.

Vậy là, từ đặc trưng cách luật của hai bài thơ làm theo kiểu luật thi của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh mà khái quát cho cả thể thơ thất ngôn bát cú là sai lầm, bài viết thuyết minh như vậy là không có giá trị.

Từ những điều trình bày trên, có thể khẳng định rằng chỉ xét riêng những điều bất cập trong phân môn Làm văn, thì việc biên soạn SGK Ngữ văn 8 như thế là có hại cho chất lượng dạy và học.
Về Đầu Trang Go down
 
Bất cập ở sách giáo khoa Ngữ văn 8
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Góc sân và khoảng trời :x
» Móc chìa khoá kute
» truyện cười sảng khoái tinh thần nào
» Cách học tốt môn Văn
» Tiếng Anh cho nhân viên văn phòng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thành Công Secondary School :: Phòng học :: Góc học tập-
Chuyển đến